1. Tạm ngừng kinh doanh là gì và lý do tạm ngừng?
- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư để tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do khác nhau.
- Thủ tục tạm ngừng thường xảy ra khi công ty đang gặp khó khăn về tài chính hoặc sản xuất, hoặc khi công ty muốn tạm dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp hoặc tái tổ chức.
2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Kế toán HD diễn ra thế nào?
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng, tư vấn và chốt hồ sơ
- Bước 2: Soạn thảo hồ sơ trình khách ký và cung cấp các tài liệu cần thiết để Kế toán HD tiến hành các công việc tiếp theo
- Bước 3: Nhận ủy quyền từ phía công ty nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư
- Bước 3: Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng
3. Thời gian hoàn thiện toàn bộ thủ tục tạm ngừng
- Thời gian để Kế toán HD xử lý hồ sơ và nhận kết quả từ 5-7 ngày
- Song song với thủ tục trên Sở, khách hàng cần kết hợp hoàn thiện phần thuế theo thời gian quy định của nhà nước.
4. Chi phí để Kế toán HD thực hiện làm tạm ngừng kinh doanh
- Đối với hồ sơ trên Sở kế hoạch và đầu tư, chi phí tại Kế toán HD từ 1.200.000 VNĐ
- Đối với công tác trọn gói, chi phí tại Kế toán HD từ 2.000.000 VNĐ
5. Tại sao nên lựa chọn Kế toán HD để thực hiện tạm ngừng kinh doanh
- Kế toán HD là một trong số ít công ty hiện nay cung cấp hai dịch vụ song song, vừa tư vấn vừa thực hiện tạm ngừng kinh doanh cả trên Sở kế hoạch và hoàn tất phần kế toán thuế, Kế toán HD đã và đang nhận được những phản hồi rất tích cực từ quý khách hàng.
- Kế toán HD có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tình, chúng tôi sẽ giúp khách hàng xử lý hoặc trực tiếp xử lý thủ tục tạm ngừng nhanh, đúng quy định với chi phí hợp lý.
- Trước khi khách hàng đi đến quyết định tạm ngừng, chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí để khách hàng có lựa chọn đúng đắn nhất với tình hình sản xuất kinh doanh.
6. Một số câu hỏi liên quan đến tạm ngừng kinh doanh
Theo điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:
- Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm
- Chưa nộp lệ phí môn bàicủa năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không được quá một năm.
Pháp luật hiện nay không có quy định về giới hạn số lần được đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp không bị giới hạn về số lần đăng ký tạm ngừng kinh doanh và phải đảm bảo thực hiện đăng ký tạm ngừng theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 37 Luật Quản lý thuế 2019 nếu như doanh nghiệp thuộc diện đăng ký kinh doanh thì khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh chỉ cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh chứ không cần thông báo với cơ quan thuế.Căn cứ vào Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP trường hợp doanh nghiệp không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thực hiện tạm ngừng kinh doanh thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.Ngoài ra, doanh nghiệp còn buộc phải thông báo về thời điểm tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.